Tôm bị đóng rong nhớt

Tôm Bị Đóng Rong Nhớt
Tôm Bị Đóng Rong Nhớt

Nguyên nhân tôm bị đóng rong, đóng nhớt:

  • Do tôm chậm lớn kém lột xác nên lớp vỏ dể bị tổn thương với các tác nhân có hại.
  • Do kí sinh trùng, do nấm, do động vật nguyên sinh.
  • Do nền đáy ao ô nhiễm, có nhiều thức ăn thừa. Quản lý môi trường nước không tốt.
  • Màu nước thể hiện sự chiếm ưu thế của nhóm tảo nào trong ao nhưng mà nước xanh hay nước đục đều xãy ra bệnh này. Bệnh đóng rong nhớt chủ yếu do môi trường gây nên, do chất lượng nước. Nước chứa nhiều chất hữu cơ như thức ăn thừa và phân

Triệu chứng tôm bị đóng rong, đóng nhớt:

  • Bệnh này xuất hiện trong tất cả các ao và hầu hết tất cả các giai đoạn sinh trưởng của tôm. Bệnh có thể xuất hiện từ lúc tôm mơi thả đến trưởng thành nhưng nhiều vào giai đoạn tôm hơn 100 ngày tuổi.
  • Bệnh này vào thời gian đầu biểu hiện trên một số cá thể yếu hay nổi đầu vào buỗi sáng. Khi quan sát kỹ thì ta thấy cơ quan hô hấp mang bị tổn thương, và khi soi dưới kính vi thì thấy có sử hiện diện mật độ dày trong nang hô hấp.
  • Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường. Trên thân hay phụ bộ có một lớp rong nhớt hay mãng bám, có thể là lớp rong xanh hoặc vàng. Thường thì lớp rong xanh do tảo và nấm, rong vàng do kí sinh trùng-vi khuẩn, rong đen do vi khuẩn.
  • Tôm bệnh thân không chắc, giảm ăn, tôm chậm lột xác hay không thể lột xác được nửa. Những con tôm bị đóng rong lâu ngày sẻ ốm thị không đầy vỏ, toàn thân mềm, chậm lớn hoặc không lớn được nửa.
Tôm Bị Đóng Rong Nhớt
Tôm Bị Đóng Rong Nhớt

Phòng bệnh tôm bị đóng rong, đóng nhớt:

  • Sử dụng vi sinh định kỳ để làm giàu lợi khuẩn trong ao, vi sinh có tác dụng ngăn chặn và ức chế các tác nhân có hại như vi khuẩn gây bệnh phân trắng, nấm, ký sinh trùng,… Vi sinh làm sạch đáy ao nuôi, phân hủy chất hữu cơ như thức ăn thừa và phân tôm. Môi trường tốt thì tôm đề kháng tốt, lớn khỏe nhanh lột nên không lo bệnh đóng rong, đóng nhớt.
  • Sử dụng thuốc diệt khuẩn định kỳ. Diệt khuẩn định kỳ có tác dụng làm sạch môi trường và ngăn virus ký sinh trong đường ruột gây bệnh phân trắng cho tôm.
  • Kiễm soát lượng tảo trong ao tốt, nước bị xanh tôm dể bị đóng rong nhớt. Kiễm soát độ trong của nước, quá đục tôm dể bị kí sinh trùng, nấm, khí độc…, quá trong thì nhóm tảo đáy chiếm ưu thế như tảo sợi, tảo mắt…
  • Bổ sung khoáng theo nhu cầu thực tế của tôm, sẻ bổ sung khi tôm giảm ăn nhưng vẫn khỏe mạnh vì đang vào chu kỳ lột, thây vỏ lột, tôm mềm vỏ, tôm bị xanh….vì khoáng đầy đủ vỏ tôm đề kháng tốt với tác nhân có hại.

Trị bệnh tôm bị đóng rong, đóng nhớt:

  • Đối với bệnh này chỉ khỏi khi con tôm lột xác được. Do dó nên có biện pháp kích thích tôm lột xác. Bổ xung khoáng đa lượng.
  • Quan trọng là cải thiện lại chất lượng nước và nền đáy ao. Dùng vi sinh, zeo hạt… Giảm thức ăn để giảm lượng chất hửu trong nước. Có thể định kỳ cắt bớt một cử ăn phụ.
  • Sử dụng thuốc đặc tri cho bênh đóng rong, dóng nhớt, có thể diệt khuẩn lập tức nếu phát hiện bệnh này.
  • Thay vào một ít nước để giảm tảo và kích thích tôm lột xác.
  • Nếu đàn tôm chậm phát triển có thể đánh khuẩn định kì nhầm tránh kí sinh trùng bám trên tôm, gây giảm sức khỏe và sức đề kháng tôm. Đánh khuẩn để kiểm soát môi trường ổn định cho đàn tôm.

Xem thêm: Tôm Bị Cụt Râu, Cụt Chân

Xem thêm: Nấm Đồng Tiền. Tác Hại To Lớn Trong Ao Nuôi

Phương Anh