Nguyên Nhân Tôm Bị Bệnh Đường Ruột

 

  1. Tôm bị nhiễm ký sinh trùng.

Có 2 loại ký sinh trùng phổ biến trên tôm Ký sinh trùng Gregarine và Ký sinh trùng Vermiform. 

Ký sinh trùng Gregarine
Ký sinh trùng Gregarine
  1. Thức ăn kém chất lượng

Thức ăn nuôi tôm là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho tôm. Thức ăn kém chất lượng, bị nhiễm độc tố, nấm mốc hoặc không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của tôm sẽ làm giảm sức đề kháng của tôm, khiến tôm dễ bị nhiễm bệnh, trong đó có ký sinh trùng đường ruột.

  1. Tảo độc

Tảo độc trong ao nuôi có thể sản xuất enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột của tôm, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và bị rỗng. Khi ruột tôm bị rỗng, tôm sẽ không thể tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, thậm chí là chết.

  1. Vật chủ trung gian

Các loại động vật thân mềm hoặc động vật chân đốt như ốc, giun, cua… có thể mang theo ký sinh trùng vào ao nuôi và lây nhiễm cho tôm. Khi tôm ăn phải các động vật này, ký sinh trùng sẽ theo thức ăn xâm nhập vào ruột tôm.

  1. Môi trường nước không ổn định

Nhiệt độ nước cao, thời tiết nắng nóng kéo dài, chất hữu cơ trong nước nhiều, cải tạo ao nuôi không triệt để, vệ sinh ao nuôi không tốt… là những yếu tố làm giảm chất lượng môi trường nước trong ao và tăng nguy cơ phát triển của ký sinh trùng. Ký sinh trùng phát triển mạnh trong môi trường nước ô nhiễm, thiếu oxy, pH không ổn định.

Ruột Bị Đức Khúc Do Bị Kí Sinh Trùng
Ruột Bị Đức Khúc Do Bị Kí Sinh Trùng

Để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng đường ruột cho tôm, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Chọn thức ăn chất lượng: Thức ăn nuôi tôm phải đảm bảo chất lượng, không bị nhiễm độc tố, nấm mốc.
  • Kiểm soát dịch bệnh: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Sử dụng các biện pháp phòng bệnh: Sử dụng chế phẩm sinh học, thuốc diệt tảo, thuốc diệt ký sinh trùng để phòng ngừa bệnh cho tôm.
  • Chuẩn bị ao nuôi tốt: Ao nuôi cần được cải tạo kỹ trước khi thả giống, đảm bảo độ sâu, độ pH, hàm lượng oxy hòa tan phù hợp. Vệ sinh ao nuôi thường xuyên, loại bỏ chất thải, xác động vật, thực vật trong ao.

Khi phát hiện tôm có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng đường ruột, cần nhanh chóng tiến hành điều trị bằng thay nước – xổ ký sinh trùng – diệt khuẩn….

 

Phương Chi.