Xử Lý Nước Ao Tôm Bị Đục Phù Sa Cần Tìm Ra Nguyên Nhân?

Chỉ có 3 nguyên nhân cơ bản là mật độ nuôi dầy, mực nước quá cạn, mưa nhiều…. Biết được nguyên nhân thì có hướng khắc phục.

Xử Lý Nước Ao Tôm Bị Đục Phù Sa.
Xử Lý Nước Ao Tôm Bị Đục Phù Sa.

Xử Lý Nước Ao Tôm Bị Đục Phù Sa Như Thế Nào:

  1. Tóm lại là nuôi mật độ vừa phải.

    Nuôi mật độ vừa phải theo khuyến cáo. Vì nuôi dầy thì sự hoạt động của tôm sẻ dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước. Hoạt động mạnh thì phù sa đất lơ lững nhiều

Đây là mật độ tôm nuôi thương phẩm tính lúc thu hoạch. ( mật độ này chỉ ở mức tương đối)

Diện tích ao (m2)  Mật độ: 15 – 20 con Mật độ: 20 – 25 con  Tốc độ vòng quay (vòng/phút)
2.000 20 – 25 cánh 25-30 cánh 100 – 120
5.000 50 – 60 cánh 60 – 80 cánh 100 – 120

– Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng: Tôm chân trắng thì mật độ dầy hơn đòi hỏi oxy rất lớn. Tùy theo mật độ thả nuôi có thể thiết kế hệ thống quạt nước bằng cánh quạt nhựa để tạo dòng chãy và cánh quạt lông nhím để tạo oxy. Vòng tua của cánh quạt nhựa nên >120 vòng/phút.

Diện tích ao (m2) Mật độ (con/m2)  Số lượng dàn quạt cánh Số lượng dàn quạt lông nhím
2.000 – 3000 30-60 4 dàn (10 cánh quạt/dàn) 1
60-100 4 dàn (10 cánh quạt/dàn) 2
4.000 – 5.000 30 – 60 6 dàn (10 cánh quạt/dàn) 2
60 – 100 6 dàn (10 cánh quạt/dàn) 3 – 4

 

Đây là bảng minh họa thẻ ao đất vì ao bạt thì ít khi bị đục vì có thể cấp thay nước thường xuyên

Nếu muốn nuôi cở to thì có thể giảm mật độ hơn nửa. Sú thì 7 – 8 con/met vuông. Thẻ thì có thể giảm nhưng không cần giảm thưa quá…

  1. Duy trì độ sâu nước trong ao hợp lý.

    Mực nước ao nuôi. Nước quá cạn sẻ dẩn đến quạt tạo dòng chãy mạnh tăng độ cày đáy ao làm phù sa nổi nhiều.

Trong trường hợp ao có mực nước thấp, chất lượng nước thường biến động lớn sau mỗi cơn mưa hoặc trong điều kiện nắng nóng gay gắt. Điều này có thể tạo ra những tác động không lợi đối với môi trường nuôi tôm. Để giải quyết vấn đề này, việc duy trì mực nước tối thiểu là quan trọng, đặc biệt là giữ mực nước ở mức 1,3m cho ao nuôi tôm sú và 1,5m cho ao nuôi tôm thẻ. Mực nước này sẻ thay đổi theo mùa vì mùa lạnh nước quá sâu sẽ càng lạnh hơn. Mùa lạnh mực nước nên khoảng 1m là vừa. Mùa nắng duy trì mực nước cao sẻ tương đối khó vì nước bóc hơi nhiều. Nên thả tôm đúng mùa vụ là giải pháp tốt.

Mực nước đủ cao giúp ổn định chất lượng nước trong ao nuôi tôm, giảm thiểu tác động của yếu tố thời tiết đến môi trường nước. Điều này có thể được đạt được bằng cách duy trì mực nước tối thiểu, tạo ra một môi trường ổn định và thuận lợi cho sự phát triển của tôm.

Ngoài ra, việc tăng cường sử dụng quạt nước trong thời kỳ mưa lớn hoặc trời nắng gắt cũng là một biện pháp quan trọng. Quạt nước giúp xáo trộn lớp nước trong ao, ngăn chặn hiện tượng phân tầng nước. Điều này hạn chế sự tập trung các chất dinh dưỡng và tạo điều kiện cho việc tôm nuôi phát triển mạnh mẽ hơn. Việc duy trì mức nước và sử dụng quạt nước đồng thời sẽ giúp ổn định môi trường ao nuôi và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và phát triển của tôm.

Mưa To Tràn Bờ
Mưa To Tràn Bờ
  1. Cách khắc phục là sử dụng vôi, tạo bờ cơm nếp ngăn nước mặt bờ chãy xuống nếu có thể thì trải bạt bờ ao.

    Mưa nhiều làm trôi phù nguyên nhân chính khiến nước trong ao trở nên đục.

Nguyên nhân tự nhiên bao gồm lượng mưa lớn rửa trôi đất từ bờ ao vào ao nuôi và hoạt động tự nhiên của tôm, khi mưa to tôm có xu hướng trú tiếng động từ tầng mặt nước nên sẻ trầm xuống đấy ao lâu hơn từ đó là tăng độ nôi phù sa trong nước.

Xem thêm: Màu Nước Trong Ao Tôm

 

Thùy Trang