Cách Gây Màu Nước Cho Ao Nuôi Tôm.
Gây màu bằng thức ăn số 0 kết hợp với kéo bờ ao, kéo đáy ao… nhằm làm ao có độ đục giúp ao tránh khỏi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống đáy ao làm các loại rong tảo không tốt cho tôm phát triển.
Tại Sao Gây Màu Nước Cho Ao Tôm Lại Quan Trọng?
Trong ngành nuôi tôm, việc gây màu nước trong ao nuôi đang trở thành một biện pháp quan trọng không chỉ nhằm cải thiện chất lượng nước, mà còn như một giải pháp tiết kiệm chi phí. Mục tiêu chính của việc này là tạo ra một môi trường sống thuận lợi cho tôm, giảm lượng thức ăn công nghiệp, từ đó tiết kiệm chi phí và tăng cường tốc độ tăng trưởng của tôm.
Ý nghĩa của việc gây màu nước trong ao nuôi
Tăng lượng Oxy hòa tan và ổn định nhiệt độ:
Màu nước tạo điều kiện cho sự phát triển của sinh vật phiêu sinh, giúp tăng lượng Oxy hòa tan và ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi.
Phòng tránh ánh sáng trực tiếp:
Màu nước làm giảm ánh sáng tại tầng đáy ao, ngăn chặn sự phát triển mạnh của tảo đáy, rong rêu, giảm ánh sáng gây hại đến tôm.
Tạo nguồn thức ăn tự nhiên:
Màu nước tốt sẽ khuyến khích sự phát triển của sinh vật nước tự nhiên, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong giai đoạn đầu, giúp giảm lượng thức ăn công nghiệp.
Giảm chất độc hại và stress cho tôm:
Sự phát triển của sinh vật phù du cùng với nguồn thức ăn tự nhiên giúp giảm chất độc hại trong ao, đồng thời giảm stress cho tôm nuôi.
Như vậy, việc gây màu nước trong ao nuôi tôm không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước, mà còn tạo ra một môi trường sống tốt cho tôm, giúp tôm phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn.
Cách Gây Màu Nước Cho Ao Nuôi Tôm.
1. Gây màu bằng thức ăn số 0:
Gây màu bằng thức ăn số 0 kết hợp sử dụng dolomite – vôi CaCo3 trong quá trình kéo bờ, kéo đáy. Sự hỗ trợ từ thức ăn số 0 không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho tảo cần thiết cho tôm phát triển mà còn cung cấp dinh dưỡng trong quá trình tăng trưởng của tôm. Việc kéo bờ và kéo đáy ao không chỉ tạo ra một không gian sống lý tưởng cho tôm mà còn hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên đáy ao gây phát triển rong tảo không thích hợp cho tôm. Điều này giúp kiểm soát sự phát triển của rong tảo, tạo điều kiện sống thuận lợi cho tôm phát triển mạnh mẽ và tăng tỉ lệ đậu đầu con. Nếu nước quá trong thì pH thay đổi rất chênh lệch giửa ngày và đêm, tôm dễ bị stress kéo đàn bơi từ dó dễ bị nhiễm bệnh….
2. Sử dụng cám gạo, bột cá, bột đậu nành:
Pha hỗn hợp cám gạo, bột cá, và bột đậu nành theo tỷ lệ 2:1:2. Hỗn hợp này sau đó được ủ kín trong vòng 2-3 ngày để phát triển vi sinh vật có lợi. Sau đó, hỗn hợp được bón vào ao với liều lượng 3-4 kg/1.000 m3 nước, liên tục trong 3 ngày. Sau 7 ngày, tiếp tục bổ sung hỗn hợp nhưng giảm liều lượng xuống 1/2 so với ban đầu.
3. Sử dụng mật rỉ đường, cám gạo, đậu nành:
Pha hỗn hợp mật rỉ đường, cám gạo, và đậu nành theo tỷ lệ 3:1:3. Hỗn hợp này sau đó được ủ kín trong vòng 12 giờ. Sau đó, hỗn hợp được bón vào ao với liều lượng 2-3 kg/1.000 m3 nước, liên tục trong 3 ngày. Sau 7 ngày, tiếp tục bổ sung hỗn hợp nhưng giảm liều lượng xuống 1/2 so với ban đầu.
4. Sử dụng sản phẩm tạo màu giả:
Các sản phẩm này có màu trà giả, giúp tạo màu nước nhanh chóng. Sản phẩm này giúp tránh tác động lâu dài và tối đa hóa hiệu quả nuôi tôm.
5. Sử dụng chế phẩm vi sinh (EM):
Pha hỗn hợp EM, mật rỉ đường, cám gạo, muối, và ủ kín 5-7 ngày. Sử dụng EM thứ cấp để đánh 10 lít/1.000 m2, 2 ngày đánh 1 lần. Chạy quạt liên tục cho đến khi đạt được màu nước đẹp.
Lưu ý:
Tránh sử dụng phân chuồng, phân gà để gây màu nước, và luôn theo dõi màu nước để điều chỉnh thích hợp. Việc duy trì cân bằng tự nhiên trong môi trường ao cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tôm hiệu quả.
Xem thêm: Màu Nước Trong Ao Tôm
Xem thêm: Tảo Khuê Tầm Quan Trọng Trong Ao Nuôi
Cao Tâm