Độ Kiềm Nước Ao Tôm Là Gì
Độ kiềm KH là một giá trị được sử dụng để đánh giá khả năng trung hòa ion H+ của nước do sự có mặt của các bazơ trong nước1. Độ kiềm được tạo ra bởi các ion nhóm OH-, bicacbonate (HCP3-), cacbonate (CO3,2-), phosphate (PO4,3-), silicat (HSiO3-).
Nếu độ kiềm biến động lớn có thể làm tôm, cá bị sốc, yếu, bỏ ăn.
Nếu độ kiềm cao kéo dài sẽ làm tôm chậm tăng trưởng, còi cọc, dễ nhiểm bệnh, hao hụt.
Để ổn định pH trước tiên cần ổn định độ kiềm và độ cứng của nước. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20-150 mg/l thì thích hợp cho nuôi tôm cá.
Độ Kiềm thích hợp cho tôm
Tôm sú độ kiềm khuyến cáo:
Tôm mới thả: 80 – 100 ppm.
45 ngày tuổi trở lên: 100 – 130 ppm.
90 ngày tuổi trở lên: 130 – 160 ppm.
Tôm thẻ chân trắng độ kiềm khuyến cáo:
Tôm mới thả: 100 – 120ppm.
45 ngày tuổi trở lên: 120 – 150ppm.
90 ngày tuổi trở lên: 150 – 200ppm.
Điều chỉnh độ kiềm
Độ kiềm nước ao tôm cao:
Sử dụng axit phosphoric H₃PO₄ : Khi bón axit phosphoric xuống ao, sự hoạt động của vi sinh vật có lợi sẽ được tăng cường, giúp phân hủy mùn bã hữu cơ và sản sinh ra khí CO2, từ đó kéo độ kiềm giảm xuống.
Lọc sinh học: Quá trình này cũng giúp giảm độ kiềm của nước.
Độ kiềm nước ao tôm thấp:
Tăng cường sục khí: Việc này cần được thực hiện trong hồ hoặc ao chứa nước có ánh sáng. Quá trình tăng cường quang hợp sẽ giảm nồng độ CO2 và tăng độ pH.
Sử dụng nước vôi đã pha sẵn: Nước vôi có thể giúp trung hòa độ kiềm. Bón dolomite
Sử dụng các sản phẩm nâng kiềm có bán rất nhiều trên thị trường.
Để nâng cao độ kiềm trong ao nuôi, việc loại bỏ các loại sinh vật như ốc đinh, vẹm, hến, và nhuyễn thể 2 mảnh ra khỏi ao nuôi là rất quan trọng. Các sinh vật này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến mức độ kiềm trong nước, do đó, việc loại bỏ chúng giúp cải thiện điều kiện môi trường cho tôm và các loại thủy sản khác.
Chú ý khi sử dụng vôi nâng kiềm
Ngoài ra, việc thực hiện bón vôi trong ao nuôi tôm không chỉ giúp nâng pH, kiềm, Độ cứng của nước mà còn giảm độ đục của nước do có sự hiện diện của phù sa (hạt keo đất), mà còn tác động đến các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước. Các ion này sẽ được hấp thụ trên bề mặt của hạt keo đất, làm tăng kích thước và khối lượng của hạt keo, từ đó giúp chúng lắng xuống đáy ao nhanh chóng hơn.
Đặc biệt, ion Ca2+ và Mg2+ còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình kết tủa lân. Chúng kết hợp với ion PO43- để tạo thành các hợp chất như Ca3(PO4)2 và Mg3(PO4)2. Những kết tủa này giúp lưu giữ lân xuống đáy ao, ức chế sự phát triển của tảo trong môi trường ao nuôi tôm.
Tổng quan về tác động của việc bón vôi ảnh hưởng đến quá trình hóa học trong nước, bón đúng liều lượng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thủy sản trong ao nuôi tôm. Tránh lạm dụng vôi vì sẻ gây vôi hóa môi trường ao nuôi.
Xem thêm: Tác Dụng Của Vôi Trong Nuôi Tôm.
Xem thêm: độ pH của nước ao tôm.
Xem thêm: độ cứng của nước ao tôm.
Thùy Trang