pH Thích Hợp Cho Ao Tôm Như Thế Nào?

Độ Kiềm Nước Ao Tôm
pH Thích Hợp Cho Ao Tôm là trong mức nấu ăn và uống trực tiếp được.

pH Thích Hợp Cho Ao Tôm từ 7,8 – 8,5. Nếu pH  > 9 thì các Anomium (NH4+) sẽ chuyển thành Amonia (NH3) ảnh hưởng đến tôm. Khi pH < 6,5 thì các kim loại nặng (Fe, Cu, Hg, Pb…) dưới nền đáy ao sẽ giải phóng vào nước gây độc cho tôm. Đồng thời, pH thấp sẽ giảm sự tích trữ khoáng trong tôm, gây hiện tượng mềm vỏ khi lột xác.

Chú ý kiểm soát pH

Việc kiểm soát pH thích hợp cho ao tôm cần thông qua kiểm soát tảo và lượng ôxít cacbon (CO2) do tôm thải ra trong quá trình hô hấp.

Lượng CO2 sinh ra phụ thuộc vào khối lượng tôm nuôi, tôm nuôi thưa thì lượng CO2 ít và ngược lại. pH càng thấp thì càng tăng tính hòa tan của CO2 trong nước, làm axít hóa nước. Tổng độ kiềm của nước là năng lực hệ đệm của nước trong việc trung hòa các axít bởi các bazơ (HCO3, CO3– và OH–). Độ kiềm nước càng thấp thì biến động pH càng lớn. Nếu độ kiềm xuống thấp sẽ làm pH biến động lớn trong ngày, gây stress (sốc) và chết tôm.

Quá trình hô hấp của tôm thải ra khí CO2 làm giảm pH nước. Quá trình hô hấp của sinh vật tiêu thụ ôxy hòa tan, vì vậy nếu ao thiếu ôxy sẽ gây hội chứng “lão hóa ao nuôi”, vì đất ao bị axít hóa và trong điều kiện yếm khí đáy ao sẽ xảy ra quá trình lên men kỵ khí, khử Sulfate (SO4–) và hình thành Sulfua (H2S) gây độc cho tôm.

Nếu ao tôm tảo dầy thì quá trình quang hợp xảy ra ở thực vật, tảo và một số vi khuẩn tạo ra chất hữu cơ và oxy cần thiết cho tôm. Nhưng nếu tảo quá dầy thì vào buổi tối chúng lại hấp thụ oxy làm tôm thiếu oxy và dể nổi đầu. Lúc này pH rất thấp.

Cần duy trì pH 7,8 – 8,2 và biên độ dao động trong ngày của pH nhỏ hơn 0,3 là tối ưu nhất. mặn xuống quá thấp(<5‰) và cho tôm ăn vừa đủ.

Kiểm soát tỷ lệ N:P thông qua kiểm soát cân bằng dinh dưỡng và mật độ tảo. Hạn chế phát triển tảo lam bằng cách không để độ,

Khi dùng sản phẩm có chứa Chlorine để xử lý nước nếu pH cao thì phần lớn Chlorine khi hòa tan sẽ cho sản phẩm là các hợp chất Hypoclorite (OCl–) có độc lực thấp. Khi pH thấp Chlorine sẽ tồn tại ở dạng Hypochlorous (HOCl) có độc lực diệt khuẩn cao.

pH Thích Hợp Cho Ao Tôm
Bảng Đánh Giá pH Nước

Ao công nghệ pH chênh lệch quá lớn cần can thiệp ngay

Trường hợp pH giảm thấp

Trường hợp pH giảm thấp nên sử dụng vôi tôi, liều lượng 0,5 – 1 kg/100 m2 có thể bón từ 8 – 20 giờ. Khi pH biến động lớn (trên 0,5), dùng Super-Ca (180 – 300 kg/ha) vào buổi chiều hoặc bón dolomic, vôi tôi (1 – 2 kg/100 m2) để tăng độ cứng và hệ đệm nước ao.

Khi pH tăng cao

Khi pH tăng cao (> 8,3) vào buổi sáng, thì dùng đường 0,3 kg/1.000 m2 hoặc chế phẩm sinh học để phát triển hệ vi sinh vật phân hủy, tạo ra CO2 làm giảm pH. Trường hợp pH tăng cao đột ngột (> 9,0) vào ngày nắng to, có thể sử dụng formol (3 – 4 ml/m3) phun xuống ao.

Đối với cải tạo ao

Sử dụng vôi bột (CaO) hoặc vôi tôi cải tạo ao nuôi, nếu pH thấp thì cần nhiều vôi, pH cao thì cần ít. pH 6 – 7 dùng 300 – 600 kg/ha;  pH < 5 dùng 1.500 – 2.000 kg/ha. Thông số này thay đổi, thực tế là nên tham khảo từ các hộ nuôi xung quanh là chính xác nhất.

Tìm hiểu: Độ Cứng Của Nước Nuôi Tôm.

Tìm hiểu: Độ Kiềm Nước Ao Tôm.

Văn Tích