Tôm Rớt Cục Thịt Tại Sao?

Các yếu tố gây ra hiện tượng tôm rớt cục thịt

Trong quá trình nuôi tôm, có nhiều yếu tố có thể gây ra hiện tượng tôm rớt cục thịt. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Thiếu khoáng chất :

Đây là kinh nghiệm trong quá trình nuôi thực tế. Trong quá trình nuôi tôm thẻ và tôm sú… Chúng tôi thường thăm nhá ăn phát hiện nhiều trường hợp tôm rớt cục thịt và tôm cong thân. Đây là biểu hiện của sự thiếu khoáng. Na+, Mg2+ hay K+ là những khoáng chất mà môi trường ao nuôi thường xuyên thiếu hụt. Nhóm khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình bài tiết, duy trì độ thẩm thấu trong máu và cân bằng các hoạt động trao đổi chất. Thiếu khoáng khiến tôm không còn thích nghi tốt khi môi trường biến đổi, làm tôm rớt cục thịt hàng loạt gây sụt đầu con nghiêm trọng, từ đó không thể kiểm soát lượng thức ăn từ đó gây ao nhiễm môi trường ao nuôi.

Nhiệt độ nước giảm đột ngột/cục bộ:

Khi nhiệt độ nước giảm đột ngột, tôm thường tìm đến vùng nước ấm hơn và tránh tiếng ồn của mưa to. Tại đây, tôm có thể rớt cục thịt sau khi lột.

Mật độ nuôi tôm dày đặc:

Khi tôm vừa lột vỏ xong, thịt còn mềm và sức khỏe yếu. Nếu tôm mạnh hơn đâm tôm yếu hơn, có thể dẫn đến hiện tượng tôm chết và ăn thịt lẫn nhau.

Thiếu oxy hòa tan trong ao:

Mưa lớn có thể gây ra thiếu hụt oxy ở đáy ao, đặc biệt là về đêm. Tôm lột nhiều trong nước, trước và sau khi mưa càng làm cho tôm dễ chết đồng loạt hơn.

pH giảm nhanh:

Khi mưa lớn, pH giảm sẽ kích thích quá trình lột xác của tôm diễn ra nhanh chóng hơn, nhưng điều này dễ làm tôm chết.

Sụp tảo, tảo tàn phát triển nhanh chóng:

Tảo tan sẽ sinh ra khí độc, đặc biệt là H2S, gây ra tôm chết. Đồng thời, tảo tàn là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh, làm tăng mật độ vi khuẩn và làm giảm sức khỏe của tôm.

Hiểu rõ các nguyên nhân trên sẽ giúp người nuôi tôm có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và tăng hiệu quả kinh tế.

Xem thêm: Tôm Bị Đen Mang Tại Sao.

Xem thêm: Nguyên Nhân Tôm Bị Bệnh Đường Ruột.

Cao Tâm